Càng ngày, các thương hiệu lớn trên toàn cầu càng nhận ra cách duy nhất để kết nối và nâng cao giá trị của mình chính là đẩy mạnh cách hoạt động địa phương hóa đúng thời điểm, thông qua sự am hiểu về văn hóa địa phương cũng như việc dịch vụ dịch thuật ngôn ngữ sang tiếng bản địa. Chỉ khi những nội dung cần thiết của doanh nghiệp cũng như sản phẩm của họ được địa phương hóa hoàn toàn thì doanh nghiệp mới có thể thu hút và thúc đẩy cộng đồng quan tâm đến họ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Dưới đây là 9 lí do khiến các doanh nghiệp cần nghĩ đến hoạt động địa phương hóa trong các lĩnh vực kinh doanh của mình để giành được sự tín nhiệm và tin dùng từ khách hàng.
Địa phương hóa nắm giữ vị trí quan trọng với sự thành công của doanh nghiệp
1. Địa phương hóa giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng hơn
Theo một báo cáo của trang Facebook năm 2012, 41% các thương hiệu uy tín nhất hiện nay đang nắm giữ ít nhất một website được địa phương hóa tại thị trường mục tiêu của mình. Và chỉ riêng với Facebook, những trang được địa phương hóa của công ty có tốc độ tăng trưởng còn nhanh hơn gấp hai lần tốc độ tăng trưởng của cộng đồng thế giới và chiếm đến 50% số lượng người sử dụng.
2. Nội dung được địa phương hóa thu hút nhiều sự quan tâm hơn
Theo một thí nghiệm của tổ chức Nieman Journalism Lab, những bài đăng trên mạng xã hội địa phương thường thu hút lượt xem và bình luận nhiều gấp 6 lần những bài đăng được chia sẻ toàn cầu.
3. Đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng bản địa
Một báo cáo mới đây của AdNear đã chỉ ra rằng, 53% số lượng người sử dụng sẵn sàng chia sẻ vị trí của họ trên các thiết bị di động có nội dung được địa phương hóa. Một báo cáo khác của Nielsen cũng cho hay 26% lượng người dùng các phương tiện truyền thông xã hội thường hài lòng với những quảng cáo có ID dựa theo thông tin hồ sơ cá nhân của họ.
4. Địa phương hóa mang lại nhiều lợi nhuận hơn
Theo AdNear, 49% các nhà tiếp thị nhận thấy việc địa phương hóa các sản phẩm và dịch vụ của mình đem lại lợi nhuận cao nhất so với số vốn đầu tư ban đầu mà họ bỏ ra.
5. Chăm sóc khách hàng tốt hơn
Chăm sóc khách hàng tốt hơn
47% người dùng các phương tiện truyền thông xã hội đều tham gia vào việc chăm sóc khách hàng. Việc địa phương hóa sẽ giúp các khách hàng am hiểu tốt hơn về các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cũng như các thông tin liên quan đến doanh nghiệp. Nhờ vậy, nó sẽ tạo điều kiện để khách hàng được chăm sóc và hỗ trợ tốt hơn.
6. Giảm nguy cơ các bài đăng bị ẩn hay bình luận tiêu cực
Gần 60% khách hàng ngưng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của nhiều thương hiệu chỉ vì cách thức họ giao tiếp với khách hàng quá kém.
7. Tối đa hóa nội dung dựa trên am hiểu về truy cập xã hội
Trên toàn cầu, Facebook chiếm đến 600 triệu người dùng di động tích cực. Tuy nhiên, có một sự khác biệt không nhỏ giữa các khu vực về khả năng tiếp cận mạng lưới xã hội. Tại Châu Âu, 33% người dùng truy cập vào mạng lưới xã hội thông qua điện thoại di động, trong khi con số này tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là 59%. Thông qua việc địa phương hóa, nội dung trong các thiết bị di động sẽ được hiển thị một cách chính xác nhất và thuận lợi nhất cho người sử dụng.
8. Chi tiêu ngân sách hiệu quả hơn
Với việc tập trung vào một lượng nhất định các thị trường mục tiêu và thu hẹp lại các chiến dịch toàn cầu, các cong ty dich thuat sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn từ số ngân sách chi cho quảng cáo, thay vì thu hút được một lượng rời rạc khách hàng quan tâm. Những chiến dịch quảng cáo không tập trung vào một thị trường mục tiêu nào sẽ là quá lãng phí mà không lôi kéo được nhiều khách hàng sử dụng. Trong khi đó, việc tập trung phát triển quảng cáo ở phạm vi địa phương sẽ hiệu quả hơn và nhờ đó mà giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận.
9. Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu
Định vị trên di động giúp doanh nghiệp vận hành tốt hơn
Người dùng di động thường đưa ra những quyết định mua hàng rất nhanh chóng, bởi vậy, một chiến dịch đặt mục tiêu vào một thị trường địa phương nhất định sẽ tạo điều kiện cho người dùng truy cập dữ liệu một cách dễ dàng nhất. Theo một nghiên cứu của xAd, những phương pháp tương tác với khách hàng thông qua thiết bị di động phổ biến nhất mà các doanh nghiệp vẫn hay áp dụng chính là dựa vào định vị thương hiệu. 50% lượng người dùng di động thường tìm kiếm vị trí của một doanh nghiệp trên bản đồ trực tuyến. Do đó, việc khai triển các chiến dịch đặt vị trí tìm kiếm trên các thiết bị di động là cực kì cần thiết, giúp các doanh nghiệp trên thế giới tương tác với khách hàng trên từng thị trường nhất định một cách hiệu quả hơn.