Tin tức dịch thuật

Tranh cãi trong dịch thuật - Vì đâu nên nỗi?

27
10/2015

Người đăng: Hoa Đỗ

Dịch thuật vốn là vấn đề gây nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Do đây là lĩnh vực có tầm quan trọng và ảnh hưởng cực kì lớn đến cá nhân, tổ chức hay chính phủ, những người sử dụng dịch vụ dịch thuật, nên yêu cầu về dịch thuật thường khá khắt khe. Một khi yêu cầu đó không được đáp ứng đầy đủ và đúng tiêu chuẩn thì việc xảy ra tranh cãi là điều rất hiển nhiên. Vậy vì những lí do chủ quan nào mà dịch thuật lại trở thành chủ đề nóng trong suốt bao năm qua như thế?

tranh cãi trong dịch thuật, vì sao nên nỗi.JPG

Nhiều bản dịch gây tranh cãi nảy lửa

 

Dịch sai do thiếu năng lực

Tranh cãi hàng đầu xuất hiện trong lĩnh vực dịch thuật thường bắt nguồn với lí do thiếu kiến thức chuyên môn cũng như hiểu biết về lĩnh vực dịch thuật, hay nói khó nghe hơn là yếu kém hay không đủ năng lực. Nghe thì cũng có vẻ có lí bởi những tác phẩm dịch thuật thường có nhiều hạt sạn, đôi khi là những sai sót có thể chấp nhận được, còn đôi khi là những sai sót “tày đình” mà làm thay đổi hẳn ý đồ trong văn bản gốc, như vậy thì hiển nhiên lỗi sai đó chỉ có thể do người dịch không nắm được ý tưởng của văn bản, cũng như không đủ vốn từ vựng, hiểu biết, kiến thức thì mới có thể gây ra những lỗi như thế. Bởi thế mà mới có cái được gọi là “chuyên môn hóa dịch thuật” theo từng chuyên ngành, từng lĩnh vực cụ thể. Những bậc gạo cội trong một chuyên ngành thì việc mặc những lỗi không thể tha thứ là hầu như không có, bởi đó là lĩnh vực dịch chuyên môn của người ta. Một khi đã tập trung học tập, tích lũy từ vựng, kiến thức về một hoặc một số chuyên ngành nhất định và có nhiều kinh nghiệm dịch thuật trong lĩnh vực đó thì chuyện thiếu năng lực chắc chắn sẽ không xảy ra.

Sai do quan điểm khác nhau

Thực tế, trong vấn đề tranh cãi dịch thuật, người ta thường chỉ trích người khác là dịch sai do không hiểu biết, chứ chẳng mấy ai nhận ra lỗi sai mà mình gán cho người khác đôi khi chỉ là do sự khác biệt về quan điểm, cách cảm nhận trong tác phẩm gốc. Sai lầm này thường xuất hiện chủ yếu trong việc dịch thuật tác phẩm văn học. Bởi với cùng một tác phẩm, cách cảm thụ của mỗi cá nhân là khác nhau, nên dẫn đến những cách dịch khác nhau là chuyên đương nhiên. Chẳng thế mà lại có trường hợp tác phẩm được sáng tác có cách cảm thụ hoàn toàn trái ngược với ý đồ ban đầu của tác giả. Ngay cả những bậc thầy trong bình luận văn học cũng chưa chắc am hiểu tác giả như chính bản thân tác giả được. Hơn thế, trong cách sử dụng ngôn từ, mỗi người đều có văn phong riêng của mình, cách tạo câu cú, cấu trúc câu khác nhau, và “gu” thẩm mĩ khác nhau, nên đôi khi đọc bản dịch của người khác thấy câu dịch vẫn chưa hay, chưa được trau chuốt lắm. Điều này không phải là hiếm.

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm, nhiều trường hợp phiên dịch được cho là “thảm họa”, là tồi tệ bởi cách dịch rất “Tây hóa”, không đúng với thuần phong mĩ tục của Việt Nam, đọc lên thấy như “google dịch”, đó là do cách dịch word-by-word thì những dịch thuật viên nghiệp dư không được đào tạo bài bản thường mắc phải lỗi này rất nhiều. Còn đối với những bản dịch đã được Việt hóa, tức là ý tứ, ngôn từ đã được biến đổi cho phù hợp với thẩm mĩ và văn hóa của người Việt, thì bản dịch thường được dựa trên tiêu chí dịch ý chứ không phải dịch câu. Do đó, lỗi về quan điểm và cách cảm nhận với việc dịch ý khác nhau là điều thật sự không nên, bởi chỉ có máy móc mới có thể làm việc hoàn toàn giống nhau, chứ sản phẩm trí tuệ của con người mà giống nhau thì đó là điều không tưởng.

Xem thêm tại: Cơ hội và thách thức đối với ngành dịch thuật

 

Địa chỉ: 43 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0944.555.000 & 0944.555.222

Email: sales@dichthuatabc.com

Website: www.dichthuatabc.com

Bài viết liên quan