Có thể nhận định rằng, biên giới quốc gia chưa bao giờ là rào cản lớn nhất đối với sự phát triển của hợp tác quốc tế mà trên thực tế, chính sự khác biệt về ngôn ngữ mới được coi là rào cản số
1. Do đó, việc vượt qua cản trở này luôn được xem như giải pháp quan trọng và hiệu quả hàng đầu, giúp củng cố mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới. Đây cũng chính là lí do khiến ngành phiên dịch ngày càng nhận được sự quan tâm đặc biệt và nắm giữ vai trò trọng điểm. Sự thông thao về ngôn ngữ cũng vì lẽ đó mà trở thành yêu cầu tiên quyết mà một phiên dịch viên cần phải có.
Thông thạo ngôn ngữ là yêu cầu thiết yếu đối với phiên dịch viên
Trước hết, phiên dịch viên chính là những người chịu trách nhiệm truyền tải thông điệp bằng lời nói từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Được công nhận như đại sứ ngôn ngữ, đồng thời là cây cầu kết nối các ngôn ngữ với nhau và mang mọi người từ khắp nơi đến gần với nhau hơn, phiên dịch viên cần phải thông thạo cả hai ngôn ngữ nguồn và gốc. Hãy cùng nghiên cứu một vài giả thuyết dưới đây để chứng minh tầm quan trọng bậc nhất của yếu tố này trong phiên dịch.
Xem thêm: Kĩ năng diễn thuyết đối với phiên dịch viên
Đầu tiên, hãy thử tưởng tượng một phiên dịch viên chỉ thông thạo ngôn ngữ nguồn, tức là ngôn ngữ mà phiên dịch viên nghe từ diễn giả, vậy điều gì sẽ xảy ra? Tất nhiên, phiên dịch viên có thể nghe hiểu rất tốt thông tin từ diễn giả. Tuy nhiên, việc phiên dịch thông tin đó tới người nghe thì lại hoàn toàn là một thách thức lớn dành cho phiên dịch viên bởi tìm kiếm cách diễn đạt tương đương trong ngôn ngữ gốc không phải lúc nào cũng dễ dàng. Ngay cả khi phiên dịch viên đó có thể tìm được một cách diễn đạt tương đương thì hẳn cũng phải mất khá nhiều thời gian suy nghĩ và truyền đạt và chắc chắn bản dịch ra cũng sẽ thiếu sự phù hợp và tự nhiên đối với người nghe bản địa.
Vậy sẽ ra sao nếu phiên dịch viên chỉ thông thạo ngôn ngữ đích? Điều này hiển nhiên sẽ ảnh hưởng đến khả năng nghe hiểu của phiên dịch viên. Dù khả năng nói có tốt đến đâu mà khả năng nghe hạn chế thì chắc chắn phiên dịch viên cũng không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, dễ dẫn đến những tai nạn dịch sai do nghe nhầm.
Cuối cùng, cùng xem xét đến trường hợp phiên dịch viên biết cả hai loại ngôn ngữ nhưng lại không quá thông thạo một ngôn ngữ nào. Như đã biết, phiên dịch chính là việc dịch thuật bằng lời nói, được tiến hành trực tiếp khi diễn giả đang nói hoặc vừa kết thúc một ý. Do vậy, phiên dịch viên sẽ không thể có cơ hội tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia ngôn ngữ, từ điển, mạng internet hay từ bất kì thiết bị hỗ trợ dịch thuật nào mà chỉ có thể một mình xử lí mọi tình huống. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu phiên dịch viên không có khả năng nghe hiểu mọi từ ngữ và ý tưởng trong bài nói thì việc phiên dịch chính xác là điều khó có thể thực hiện. Tóm lại, nếu phiên dịch viên không thể thông thạo cả hai ngôn ngữ nguồn và gốc thì chắc chắn phiên dịch viên sẽ không thể phát triển lâu dài với công việc của mình.