Tin tức dịch thuật

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả trong phiên dịch

16
11/2015

Người đăng: Hoa Đỗ

Nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ, hay còn gọi là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể, là tất cả những thông điệp thể hiện không thông qua lời nói, bao gồm giọng điệu, ngữ điệu nói, điệu bộ, cử chỉ cơ thể, biểu cảm mặt và ánh mắt,... Càng ngày, nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ càng trở nên quan trọng và góp phần xây dựng độ đáng tin cậy, thu hút và thuyết phục cho bài diễn thuyết. Trong lĩnh vực phiên dịch nói riêng, việc sử dụng nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ phù hợp là cực kì cần thiết.

Ngôn ngữ cơ thể là cần thiết trong phiên dịch

Nhiều nhận định cho rằng cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể hợp lí sẽ đóng góp 50% thành công cho một phần phiên dịch bởi khán giả thường sẽ không đủ kiên nhẫn để chỉ tập trung vào một bài nói rất dài với những cử chỉ cứng nhắc, thiếu tự nhiên. Hơn nữa, bản chất của phiên dịch chính là truyền tải thông điệp của diễn giả từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác nên phần dịch của phiên dịch viên sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến thành công của diễn giả. Bởi vậy, phiên dịch viên cần phải thể hiện phần nói của mình thât thành công, bằng cách kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền đạt thông điệp lời nói và thông điệp phi ngôn ngữ, chứ không chỉ thể hiện được phần ngôn ngữ của bài diễn thuyết; bởi đơn giản, ngôn ngữ cơ thể không chỉ quan trọng đối với diễn giả mà còn quan trọng với cả phiên dịch viên. Hãy cùng quan sát một vài loại ngôn ngữ cơ thể thông dụng và hữu hiệu nhất đối với phiên dịch tháp tùng :

Ngữ điệu câu (Intonation)

Ngữ điệu câu được thể hiện dưới dạng những âm cao và âm thấp của lời nói. Nhờ có ngữ điệu mà người nghe sẽ phân biệt được đó là câu hỏi, câu khen chê hay câu nói đùa,... Đặc biệt, việc sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp còn giúp nhấn mạnh những từ hay những ý quan trọng và khiến phần nói trở nên tự nhiên, sinh động và hấp dẫn hơn.

Xem thêm: Nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ trong phiên dịch

Giọng điệu (Tone of voice)

Giọng điệu, hay rõ nghĩa hơn là giai điệu giọng nói, sẽ giúp thể hiện được thái độ, tình cảm của người nói. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, khi người nói sử dụng giai điệu khác nhau, họ muốn tìm kiếm một sự phản hồi khác nhau từ người nghe. Do đó, phiên dịch viên cần phải chú tâm đến việc sử dụng giọng điệu nói tương xứng với giọng điệu của diễn giả. Một vài ví dụ điển hình của những giọng điệu khác nhau có thể là: giọng điệu lo lắng, háo hức, thất vọng, sợ hãi,...

Cử chỉ cơ thể (Body gestures)

Cử chỉ cơ thể được hiểu là sự chuyển động nhịp nhàng của tay chân, đặc biệt là bàn tay, nhằm diễn tả, xác nhận hay nhấn mạnh một ý gì đó. Việc sử dụng cử chỉ cơ thể sẽ có tác động đến cảm xúc và sự hứng thú của người xem, giúp cho phần nói của phiên dịch viên thêm phần thuyết phục và thành công, trong khi đó, việc không sử dụng yếu tố này sẽ tạo cho người xem cảm giác phiên dịch viên thiếu tự tin, thiếu tự nhiên và thiếu chuyên nghiệp.

Biểu cảm mặt và giao tiếp bằng mắt (Facial expressions and eye contact)

Biểu cảm mặt và giao tiếp bằng mắt được coi là kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ “quyền lực” nhất, có thể lôi kéo sự tập trung và quan tâm của khán giả, đồng thời giúp phần nói của phiên dịch viên thêm thuyết phục và đáng tin cậy. Biểu cảm mặt sẽ thể hiện thái độ, cảm xúc, ý định,... của người nói trong khi giao tiếp bằng mắt sẽ đem lại cho khán giả cảm giác phiên dịch viên rất nhiệt tình và quan tâm đến họ.

Ngắt nhịp (Pause)

Ngắt nhịp khi đang nói có thể ám chỉ sự do dự, thiếu chắc chắn, hay sự nhấn mạnh,... của diễn giả. Do đó, phiên dịch viên nên ngắt nhịp cho phù hợp để truyền tải đúng thái độ của diễn giả, đồng thời giúp người nghe dễ theo dõi và dễ nắm bắt thông tin hơn.


Địa chỉ: 43 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0944.555.000 & 0944.555.222

Email: sales@dichthuatabc.com

Website: www.dichthuatabc.com

Bài viết liên quan