Tin tức song ngữ

4 thói quen cần thay đổi khi làm cha mẹ

17
05/2016

Người đăng: Hoa Đỗ
Danh mục: Tin tức song ngữ


 

Trẻ em luôn quan sát. Như một ai đó đã từng nói, “Đừng sợ chúng nghe thấy mà hãy sợ ánh mắt nhìn chăm chú của chúng”.

Kids are always watching. As someone once said, “Don’t be afraid that they’re listening. Be afraid that they’re watching.”

 

Điều này nghe có vẻ thật, bởi vì trẻ em phản ánh lại hành động của người lớn. Dù cho được khuyên ngăn như thế nào, chúng vẫn cứ thể hiện những thói quen và hành vi của chúng ta – cho dù ta thích hay không. Nói một đằng làm một nẻo là không thể được trong việc nuôi dạy con cái, do đó, có những thói quen mà chúng ta cần phải xem xét lại để có thể thực sự trở thành những bậc cha mẹ mà con cái cần đến.

This rings true because children are a reflection of us. No matter how great the advice we throw at them, they’re going to showcase our habits and behavior patterns—whether we like them or not. Saying one thing and doing another doesn’t fly when it comes to child rearing, so there are habits we need to be evaluating so we can be just the parents our kids need.

Hình ảnh minh họa

Thời gian trực tuyến

Time Online

 

Email, chi trả hóa đơn, nghiên cứu, và Facebook vừa thu hút sự chú ý và tập trung của chúng ta, vừa làm át đi tiếng nói của con em chúng ta. Ôi chà, các hóa đơn cần phải được trả tiền và công việc là có thời hạn vì vậy điều đó xảy ra là đương nhiên. Vòng xoáy thu hút sự chú ý này có thể là một sự mời chào và thậm chí còn là sự lựa chọn cần thiết thay cho những lời bào chữa và phàn nàn. Nhưng chúng ta động đến máy tính và điện thoại thường xuyên đến mức nào? Bao nhiêu lần con cái phải lặp đi lặp lại trước khi cuối cùng chúng nhận được sự chú ý của chúng ta? Và chúng ta có vui vẻ và chu đáo không, khi rốt cuộc chúng đã “chộp” được chúng ta trở lại với hiện tại?

Email, Bill pay, research, and Facebook suck up our attention and focus and drown out our children’s voices. Yeah, bills need to get paid and work has a deadline so it has to happen. And this whirlpool of attention absorption can be a welcome and even necessary alternative to hearing those hungry pleas and complaints. But how often are we plugged into our laptops and phones? How many times are our children repeating themselves before they finally get our attention? And are we pleasant and attentive when they finally snap us back into the present?

 

Khi trả lời những câu hỏi này tôi nhận ra một đống tội lỗi trong tư tưởng của mình. Tôi không muốn bị gián đoạn, và tôi quá thường hay bị phân tâm bởi những vấn đề trên Internet, mà chúng chỉ là những vấn đề có tầm quan trọng không đến 1/10 so với những điều mà các con tôi cần. Quả là đau nhói tim khi tôi nghĩ về việc chúng sẽ ra sao khi lớn lên. Tôi đang dạy cho chúng rằng chúi đầu vào thông tin của thế giới ảo quan trọng hơn sự tương tác với những con người thực tế trong cuộc sống. Tôi đang cho chúng thấy rằng thế giới trực tuyến được ưu tiên trên hết; thậm chí hơn cả bạn bè và gia đình.

When I answer these questions I get a pit of guilt within my stomach. I don’t like being interrupted, and I’m too often distracted by Internet matters that don’t have 1/10th the importance my children do. That’s a kick to the heart when I think about how they’ll be when they’re older. I’m teaching them that plugging into the world of virtual communication is more important than interacting with real-life people. I’m showing them that the online world takes priority above all else; even friends and family.

 

Giao tiếp

Communication

 

La hét, cáu kỉnh, và không để ý luôn là các phương pháp giao tiếp bình thường của phụ huynh. Chúng ta có thể không sẵn sàng thừa nhận điều đó, nhưng cho đến khi ai đó có thể chỉ cho tôi một phụ huynh thích nghe sự rên rỉ và cãi nhau giữa các anh chị em ruột, thì không ai trong số chúng ta có khả năng để phán xét. Đó là cuộc sống.

Yelling, snapping, and tuning out are part of the average parent’s communication methods. We may not be willing to admit to it, but until someone can show me a parent that enjoys listening to whining and bickering between siblings, none of us have room to judge. It’s life.

 

Mỗi ngày sống cùng con là một bài học về cách làm cha mẹ.

Everyday with our kids is a lesson in being a good parent.

 

Để nói rằng, chúng ta phải xem xét mình đang dạy con cái những gì về các kỹ năng giao tiếp quan trọng. Có phải chúng ta sẽ la hét và kết luận ngay khi nghe thấy anh chị em chúng đang đánh nhau? Chúng ta có hỏi bọn trẻ lý do chúng đang rền rĩ hoặc không chấp hành yêu cầu của chúng ta? Những yêu cầu này có thực là yêu cầu không, hay chúng giống như những đòi hỏi độc tài? Trẻ em cần kỷ luật và chúng cần phải biểu hiện sự tôn trọng đối với cha mẹ của chúng, nhưng chúng ta cũng cần phải biểu hiện sự tôn trọng trong phương pháp của mình. Thật dễ dàng để quăng ra câu trả lời cho những vấn đề của chúng và sai khiến chúng luôn miệng, nhưng bọn trẻ muốn cảm thấy được chúng ta lắng nghe càng nhiều càng tốt. Và không có người lớn nào mà tôi biết lại thích thú khi đang bị chỉ huy bởi những người xung quanh, vậy thì tại sao trẻ em sẽ có được bất cứ điều gì tốt đẹp từ việc đó? Kỷ luật và tôn trọng rất quan trọng cho sự phát triển của mọi đứa trẻ, nhưng cha mẹ cần phải lắng nghe, thấu hiểu và đáp ứng con trẻ nếu họ muốn con cái làm như vậy với họ.

That being said, we have to consider what we’re teaching our children about important communication skills. Are we yelling and jumping to conclusions when we hear siblings fighting? Do we ask our children why they’re whining or refusing to abide by our requests? Are these requests indeed requests, or are they more like dictatorial demands? Kids need discipline and they should have respect for their parents, but we also need to be showing respect in our methods. It’s easy to throw out answers to their problems and to order them around, but they want to feel listened to as much as we do. And no adult I know enjoys being bossed around, so why would kids get anything good from it. Discipline and respect are an important part of every child’s development, but parents need to be listening, understanding, and responding to children if they want them to do it in turn.

 

Uống rượu bia

Drinking

 

Ai mà chẳng thích xả hơi sau một ngày làm việc (tại văn phòng hoặc tại nhà) với một đồ uống mát lạnh phải không? Một ly bia hay một ly rượu vang đỏ cho chúng ta một chút bình yên trong tâm trí và làm thay đổi nhịp độ, và có những ngày chúng ta thực sự cần điều đó. Nhưng người ta phải tự hỏi… Chúng ta đang dạy điều gì cho trẻ em?

Who doesn’t like to unwind after a day’s work (at the office or at home) with a cold one? A good brew or a glass of red wine offer us a little peace of mind and change of pace, and there are some days we really need that. But one has to wonder… What are we teaching the children?

 

Có phải chúng ta tìm đến bia rượu mỗi lần chúng ta bị stress không? Có phải  chúng ta uống hàng ngày như một cách để thư giãn? Thậm chí nếu đảm bảo được sự tỉnh táo, chúng ta vẫn có thể tạo ra những khái niệm có sức ảnh hưởng và vô giá trị. Mỗi lần con cái nhìn thấy chúng ta uống là chúng đang tìm hiểu điều gì có thể chấp nhận được. Cho dù chúng ta uống vì căng thẳng, để thư giãn, hoặc để đối phó, con cái sẽ được biết rằng đây là một mối quan hệ bình thường với bia rượu.

Do we run to the bottle every time we’re stressed? Do we drink everyday as a way to relax? Even if we’re ensuring we stay sober, we may still be making impactful and invalid notions. Every time our children see us drink they’re learning about what’s acceptable. Whether we drink for stress, relaxation, or for coping, our children will be learning that this is a normal relationship with alcohol.

 

Đây có phải là thứ mà chúng ta muốn chúng thấy “bình thường”? Có thể nó có vẻ vô hại, nhưng hãy nhớ là đến khi hiểu ra rồi thì đã muộn và những sai lầm có thể không được rõ ràng cho đến tận về sau. Bản thân tôi lớn lên cùng với một người cha có những thói quen uống rượu thú vị. Ban đầu nó là một cái thú về đêm, nhưng dần dà đã phát triển thành một cách để bắt đầu cũng như để kết thúc một ngày. Một chai bia bị mở nắp sau khi uống hết phin cà phê, và một chai bia đang chờ đợi trong ngăn chứa đồ nhỏ gọn của chiếc xe hơi để uống trên đường về nhà từ nơi làm việc. Không phải ai ai uống bia rượu cũng trở nên nghiện, nhưng những hành vi và thói quen lệ thuộc vào rượu sẽ xuất hiện ở mọi loại cấp độ.

Is this something we want to be “normal” for them? It may seem harmless, but let’s remember hindsight is 20/20 and mistakes may not be apparent until later. I myself grew up with a parent that developed interesting drinking habits. It started out as a night-time indulgence, but as time went on this evolved into a way to start the day as well as end it. A beer got cracked open once the pot of coffee was finished, and a bottle of beer was waiting in the car glove box to drink on the way home from work. Not everyone goes this far with their drinking, but the behaviors and habits of alcohol dependency comes in all sorts of shades of colors.

 

Đối với bia rượu thì nó đem lại hay không đem lại cho chúng ta điều gì đi nữa cũng không quan trọng. Điều quan trọng là những gì con em chúng ta đang nhìn thấy và những bài học đằng sau đã gây ấn tượng đối với chúng.

When it comes down to it, It doesn’t matter what drinking does or doesn’t give us. What matters is what our children are seeing and the hidden lesson impressed upon them.

 

Kiểm soát sự căng thẳng

Stress-Management

 

Chúng ta đã biết những bậc phụ huynh bị căng thẳng ưa thích rượu đến mức nào, nhưng chúng ta cũng thường tìm đến những thứ như thực phẩm, hút thuốc lá, truyền hình. Một ngày lao động cực nhọc chắc chắn có thể được lên tinh thần bằng một cái bánh nướng nhỏ ướp lạnh hoặc một đoạn phim về mèo tuyệt vời và mới nhất trên YouTube, nhưng chúng ta cần phải ý thức về mức độ thường xuyên mà chúng ta tìm đến những điều này. Quan trọng hơn, cần phải xem xét liệu chúng ta có muốn con cái lặp lại những xu hướng này hay không và chúng ta có thể mẫu mực hơn không.

We already know how popular alcohol is with stressed parents, but we often turn to things like food, smoking, and television too. A rough day can certainly stand for a nice little endorphin boost from a frosted cupcake or YouTube’s latest and greatest cat compilation, but we need to be conscious of how often we turn to these things. More importantly, we need to be considering if we want our children repeating these same tendencies and whether or not we could model a better way.

 

Chung quy là phải sống tốt hơn so với ngày hôm qua, và đó là tất cả những gì làm nên một người cha người mẹ hoàn hảo.

It’s all about being better than yesterday, and that’s what makes a perfect parent.

 

Lâu lâu ăn sôcôla một lần là khác xa với việc ăn bánh rán và bánh kem cả ngày, nhưng chúng ta vẫn cần phải tự hỏi bản thân mình; Có cách nào tốt hơn không? Vâng, chúng ta có thể giết thời gian và thay đổi tâm trạng bằng một phiên chơi Candy Crush. Chúng ta cũng có thể rời khỏi giường hoặc lái xe đi đến phòng tập thể hình để có được một chút không gian. Tất cả những điều này có thể và thật sự rất hiệu quả để giữ gìn sự tỉnh táo, nhưng những phương pháp đối phó này cũng ngụ ý rằng cuộc sống đòi hỏi một “lối thoát”. Ai cũng có ngày thế này ngày thế kia và đều có nhu cầu được thư giãn, nhưng chúng ta vẫn có thể hiện hữu nhiều hơn và lưu tâm hơn. Chúng ta có thể đương đầu với những thời điểm căng thẳng đó bằng cách đối phó – hoặc – chúng ta có thể cho bọn trẻ thấy rằng mặc cho cuộc sống có trở nên điên rồ thế nào … thì đi ra ngoài trời và dành  thời gian cho gia đình vẫn luôn là một ý tưởng tốt.

An occasional chocolate fix is a far cry from eating doughnuts and ho-ho’s all day, but we still need to ask ourselves; Is there a better way? Yeah, we could kill some time and shift our mood with a little session of Candy Crush. We could also skip off to our bedroom or drive off to the gym to get some space. All those things can and do work wonders to preserving our sanity, but these coping methods also imply that life requires an “escape” We all have our days and need to be able to unwind, but there’s a chance for us to be more present and mindful. We can approach those stressful times by copying—or—we can show our kids that no matter how crazy life gets… it’s always a good idea to get outside and make time for family.

 

Để làm người cha người mẹ hoàn hảo có cảm giác như một triệu năm nữa mới được, nhưng những điều nhỏ bé chúng ta làm mỗi ngày lại là những điều quan trọng nhất.  Đôi khi chúng ta sẽ phải mất một hoặc hai bước lùi trở lại trước khi có thể đi tiếp một bước nữa. Có khi chúng ta sẽ cần phải chạy lòng vòng cho đến khi mệt nhoài và dừng lại. Không sao cả. Mỗi ngày sống cùng con là một bài học về cách làm cha mẹ. Chung quy là phải sống tốt hơn so với ngày hôm qua, và đó là tất cả những gì làm nên một người cha người mẹ hoàn hảo.

Feeling like the perfect parent seems like a million years away, but it’s the little things we do each day that matter most. Sometimes we’ll have to take a step or two back before we can take one step forward. Other times we’ll need to run in circles until we exhaust ourselves into stopping. That’s okay though. Everyday with our kids is a lesson in being a good parent. It’s all about being better than yesterday, and that’s what makes a perfect parent.


Địa chỉ: 43 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0944.555.000 & 0944.555.222

Email: sales@dichthuatabc.com

Website: www.dichthuatabc.com

Bài viết liên quan