Tin tức dịch thuật

Thảm họa dịch thuật trong tác phẩm văn học

17
10/2015

Người đăng: Hoa Đỗ

Lỗi trong dịch thuật không phải là điều khác thường hay hiếm hoi gì mà thực tế, đây lại là chuyện rất đỗi bình thường và hay xảy ra. Có những lỗi dịch thuật nhỏ có thể chấp nhận được nhưng cũng có những lỗi dịch thuật làm sai lệch văn phong, ý đồ tác giả. Nguyên do có thể là sự thiếu hụt về ngôn ngữ, không am hiểu về văn hóa và không thật chăm chút, chú tâm tìm hiểu bản cần dịch. Dưới đây là một vài lỗi phổ biến được tìm thấy trong những tác phẩm ăn khách nhất trên thế giới:

Tham-hoa-dich-thuat-tac-pham-van-hoc

Nhiều “hạt sạn” tìm thấy trong các bản dịch tác phẩm văn học

Dịch từ thiếu chính xác

Đơn cử như trước đây, cộng đồng mạng từng xôn xao về hạt sạn trong bản dịch tác phẩm Bản đồ và vùng đất của tác giả Michel Houellebecq. Theo giới phê bình văn học, bản dịch này có quá nhiều lỗi do thiếu kiến thức và sự tìm tòi. Ví như câu “Atelier d’artiste’ il fallait s’entendre, c'était un grenier avec une verrière…” (“Xưởng nghệ sĩ” phải hiểu là một nhà kho được lắp kính…) sau khi được dịch tại Việt Nam lại biến thành “Xưởng nghệ sĩ”, cần phải hiểu, là một cái vựa gắn nhiều kính…” hay “la communion” (lễ ban thánh thể) lại được dịch là “lễ rửa tội”, “le chauffe-eau” (máy nước nóng) thì thành “hệ thống sưởi”, “la chaudière” (máy sưởi) thành “bình đun nước”, và “la charcuterie” (thịt nguội) lại thành “các thứ đồ thịt”,... Có thể thấy đây là những lỗi dịch về từ ngữ rất cơ bản nhưng việc xuất hiện lỗi đó thì lại không thể chấp nhận được.

Diễn giải loằng ngoằng

 

Đôi khi, nhiều dịch giả nghiệp dư lại lâm vào tình cảnh hiểu nghĩa nhưng không biết diễn đạt ra sao bằng tiếng mẹ đẻ, dẫn đến lỗi dịch loằng ngoằng, suy diễn, dài dòng, đôi khi còn tối nghĩa và không thuần Việt. Nổi tiếng nhất có thể kể đến  bố truyện tranh khoa học Hàn Quốc Why? xuất bản trên hơn 37 quốc gia gồm 51 tập từng bị thu hồi 2 tập đầu ngay tại lễ họp báo do bị phát hiện nhiều lỗi dịch quá tối nghĩa, đến người lớn cũng không hiểu nổi huống chi trẻ em. Ngôn từ trong bản dịch thiếu sự thuần Việt khiến người đọc càng đọc càng rối. Chẳng hạn như trong tập 2 Vũ Trụ có đoạn viết: “Đó là do Trái Đất tự quay nên hằng ngày các chòm sao cũng quay quanh, rồi lại quay quanh, nên ta sẽ nhìn thấy các chòm sao khác theo mùa”, hay “Mật độ bình quân của sao Thổ thấp nhất trong số các hành tinh thuộc Thái dương hệ”, “Lỗ đen sau khi trở thành ngôi sao đỏ khổng lồ nặng hơn mặt đất rất nhiều sẽ gây ra vụ nổ tạo ra vũ trụ”. Câu này khiến người đọc như rơi vào một ma trận mê cung không lối thoát, thậm chí, nhiều người còn nhận xét “như troll độc giả” bởi mức  độ “hại não” của nó.

Cắt xén tùy tiện

 

Cũng có khi, thay vì giải thích loằng ngoằng khó hiểu, nhiều dịch giả lại cắt xén đi những chỗ không dịch được  để lấp liếm trình độ thấp kém của mình.  Chính dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng trước đây từng phẫn nộ chỉ trích về cuốn Mật mã Da Vinci đã bỏ hẳn nhiều đoạn trong nguyên tác, khiến người đọc hụt hẫng, khó hiểu. Đơn cử như việc lược bỏ hoàn toàn chương 80 trong bản gốc tác phẩm, dù có chứa nhiều tình tiết gay cấn ảnh hưởng đến diễn biến tiếp theo của câu chuyện.

Dịch vụ dịch thuật vốn dĩ đã là một công việc khó khăn. Hơn thế, ranh giới đúng-sai trong dịch thuật cũng rất mong manh, mỗi người một ý. Do đó, tranh cãi về những ý kiến khác nhau là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, việc sai lầm trong dịch thuật không bao giờ có thể được biện hộ bằng bất cứ lí do gì, bởi suy cho cùng, là người “cầm cân nẩy mực”, nắm giữ  “trọng trách” truyền tải một tác phẩm kinh điển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, thì việc phải tìm tòi tất cả mọi thứ liên quan đến tác phẩm là điều hiển nhiên, không thể có chuyện thiếu am hiểu về cái này cái kia mà vẫn cố dịch tác phẩm được.

 

Địa chỉ: 43 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0944.555.000 & 0944.555.222

Email: sales@dichthuatabc.com

Website: www.dichthuatabc.com

Bài viết liên quan