Tin tức dịch thuật

Thảm họa dịch thuật mang tên Lolita

17
10/2015

Người đăng: Hoa Đỗ

Mới đây, Công ty Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội nhà văn vừa tái bản tác phẩm dịch Lolita. Được biết, trong lần tái bản này, hội dịch giả đã chỉnh sửa lại đến 95% so với bản dịch ban đầu của dịch giả Dương Tường. Trước đó, tranh cãi gay gắt dâng cao về vấn đề bản dịch của Dương Tường bóp méo hoàn toàn ý đồ tác giả. Dịch giả này đã phải nhận nhiều “gạch đá” từ dư luận khi khiến số phận của Lolita tại Việt Nam trở nên bi đát như thế.

Thảm họa dịch thuật Việt Nam mang tên Lolita

 

Lolita được coi là một trong những tác phẩm thuộc loại khó dịch trên thế giới bởi cha đẻ của Lolita đã chơi chữ rất nhiều xuyên suốt tác phẩm. Trong bản dịch Lolita của Dương Tường, nhiều người chỉ ra những lỗi dịch nghiêm trọng, có thể coi là ấu trĩ, nực cười. Đơn cử như trong chương 18, phần II của Lolita có đoạn: “We climbed long grades and rolled downhill again, and heeded speed limits, and spared slow children, and reproduced in sweeping terms the black wiggles of curves on their yellow shields,...” Sau khi “qua tay” của Dương Tường, câu văn này biến thành: “Chúng tôi leo những sườn dốc dài rồi lại lăn bánh xuống, chú trọng không vươt quá giới hạn tốc độ, tránh những đứa trẻ chậm chạp, mô phỏng lại với tỉ lệ lớn những đường cong uốn éo màu đen trên các phù hiệu màu vàng của chúng,...” Đây có thể được coi là những lỗi văn phạm căn bản. Spared slow children thể hiện tâm trạng của Humbert và những góc tối trong tâm hồn ông khi lái xe, nhưng dịch thành “tránh những đứa trẻ” thì đâu còn là văn phong của Nabokov. Hay như cách diễn giải loằng ngoằng khi dịch “reproduced in sweeping terms the black wiggles of curves on their yellow shields” thì chẳng khác nào Google dịch chứ không cần phải đến một dịch giả. Thực tế, nếu ai có kinh nghiệm lái xe chắc sẽ hiểu ý Nabokov: tại những khúc cua ngoắt ngoéo trên những con đường hẹp, thường cso các biển hiệu cảnh báo kiểu như thế này:

 

Do đó, việc thiếu hiểu biết, không hiểu ý đồ tác giả và dịch thuật máy móc, bế tắc của Dương Tường khiến câu văn trở thành “thảm họa” chứ không còn đơn thuần là “hạt sạn” nữa.

Xuyên suốt tác phẩm, độc giả còn bắt gặp hàng nghìn lỗi ngớ ngẩn như thế. Đơn cử như việc dịch “cousin” ngay trong đoạn văn đầu tiên của lời nói đầu khiến cuốn tiểu thuyết này tự nhiên lại thừa ra một người anh họ nữa, trong khi thực tế người “anh họ” lỗi lạc này chính là luật sư Clark.

Có thể tóm gọn lại, một trong những nguyên tắc cần tuân thủ trong dịch thuật công chứng chính là đạo đức. Vậy nhưng, việc xuất hiện hàng nghìn lỗi dịch thuật trong một tác phẩm thì có còn gì là đạo đức của người dịch nữa. Thiết nghĩ, cần phải đẩy mạnh vấn đề về tâm đức trong dịch thuật trở thành một yêu cầu nghiệp vụ tiên quyết, chứ không đơn thuần chỉ hiểu với nhau là nguyên tắc.

Xem thêm: Phiên dịch tiếng Đức

 

Địa chỉ: 43 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0944.555.000 & 0944.555.222

Email: sales@dichthuatabc.com

Website: www.dichthuatabc.com

Bài viết liên quan