Tin tức dịch thuật

Nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ trong phiên dịch

16
11/2015

Người đăng: Hoa Đỗ

Phien dich viên vốn được coi là người phát ngôn quần chúng. Hơn thế, trong một vài trường hợp, phiên dịch viên sẽ cần đứng và phiên dịch trực tiếp trước sự chứng kiến của nhiều khán giả như trong buổi tọa đàm, cuộc họp, diễn thuyết,... Và trong những trường hợp như thế, một phiên dịch viên thành công chính là một phiên dịch viên đã trình diễn như một diễn giả thứ hai, đồng nghĩa với việc nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ là điều tối cần thiết.

Nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ, hay còn có tên gọi thông dụng hơn là ngôn ngữ cơ thể, là việc giao tiếp mà không sử dụng ngôn ngữ, bao gồm những cử chỉ thể hiện bên ngoài như nét biểu cảm mặt, mắt, ngữ điệu của giọng hay cách ăn mặc và điệu bộ. Càng ngày, những kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp phần thể hiện của phien dich viên hấp dẫn và thành công hơn.

Nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với phiên dịch viên

Đối với phiên dịch tiếng Nhật thì những kĩ năng này được coi như kĩ năng cơ bản, không thể thiếu. Trên thực tế, nhiều nhận định cho rằng kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ đóng góp đến 50% thành công cho một bài phiên dịch. Thông thường, con người sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thuyết phục hay chi phối người khác, để giải thích, nhấn mạnh điều gì đó, để bổ sung hay lặp lại phần vừa nói. Đôi khi, cử chỉ cơ thể còn thể hiện nhiều hơn cả ngôn ngữ. Giả dụ như, giao tiếp qua ánh mắt thường xuyên với khán giả sẽ khiến khán giả muốn tập trung hơn vào phần nói của bạn và tạo cho họ cảm giác là bạn đang giao tiếp với chính họ. Sức mạnh của giao tiếp bằng mắt được biết đến như thứ ma lực mạnh mẽ nhất lôi kéo khán giả về phía bạn. Hơn nữa, một điều hiển nhiên rằng, khán giả thường sẽ đánh giá phần nói của phiên dịch viên hấp hẫn hơn nếu phiên dịch viên sử dụng ngữ điệu, nhịp điệu và cách ngắt ngứ câu phù hợp. Một bài nói dài mà không hề sử dụng ngôn ngữ cơ thể nào thì sẽ khiến khán giả thấy rất nhàm chán và mệt mỏi.

Xét về việc biểu cảm mặt, một loại giao tiếp phi ngôn ngữ phổ biến, thì biểu cảm mặt thường sẽ đem lại cảm giác chân thực hơn trong lời nói bởi đó là sự thể hiện tự nhiên và trong vô thức. Nhờ thế mà nó có thể làm tăng thêm phần thuyết phục và độ đáng tin cậy hơn cho phần dịch. Nói tóm lại, mọi người vẫn thường nghĩ rằng những biểu hiện phi ngôn ngữ không hề biết nói dối nên con người có xu hướng tin tưởng vào những thông điệp phi ngôn ngữ hơn là lời nói miệng.

Xem thêm: Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả trong phiên dịch

Như vậy, có thể thấy, nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ là yêu cầu thiết yếu mà phiên dịch viên cần trang bị cho mình. Những kĩ năng này không chỉ thu hút khán giả hơn mà còn góp phần tăng cường mức độ đáng tin cậy của người phiên dịch. Do đó, luyện tập kiên trì và thường xuyên để nâng cao kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp bạn trở thành phiên dịch viên thành công.

 

Địa chỉ: 43 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0944.555.000 & 0944.555.222

Email: sales@dichthuatabc.com

Website: www.dichthuatabc.com

Bài viết liên quan