Tin tức dịch thuật

Hiệu đính dịch thuật có thực sự cần thiết?

29
10/2015

Người đăng: Hoa Đỗ

Nếu bạn là người vốn chỉ quen thuộc với khái niệm “dịch thuật viên” và trong đầu luôn nghĩ tác phẩm dịch là “sản phẩm” của dịch thuật viên từ đầu đến cuối thì hẳn bạn sẽ có chút bỡ ngỡ về vấn đề “hiệu đính dịch thuật”. Tuy nhiên, đây lại là một khâu cực kì quan trọng trong quy trình dịch thuật, và là một yếu tố tác động đến sự thành công của bản dịch, chứ không riêng gì chỉ có dịch thuật viên.

Xem thêm tại: Cách dịch tiếng Anh chuyên ngành hiệu quả

vai trò của hiệu đính dịch thuật.gif

Bản dịch cuối cùng là kết quả hoàn hảo của khâu hiệu đính

Vậy hiệu đính là gì? Hiệu đính là khâu thực hiện sau khi dịch thuật viên hoàn thành công việc dịch thuật tài liệu của mình. Việc hiệu đính được thực hiện bởi những người có chuyên môn, có thể là nhà biên tập đối với những sách xuất bản, hay trong một công ty dịch thuật thì đó có thể là người quản lí dự án hay những người có chuyên môn, hiểu biết về ngôn ngữ đảm nhiệm công việc này. Hiệu đính có nghĩa là chỉnh sửa, nhưng nó không chỉ đơn thuần là việc kiểm tra những lỗi chính tả, ngữ pháp, bố cục của bản dịch, những thứ liên quan đến mặt hình thức, mà hơn thế, hiệu đính còn là công đoạn chỉnh sửa về mặt nội dung của bản dịch. Thông thường, nếu bản dịch mắc những lỗi nhỏ, người hiệu đính sẽ là người trực tiếp chỉnh sửa bản dịch, bởi họ cũng vốn là người có chuyên môn cao trong lĩnh vực dịch thuật. Tuy nhiên, nếu bản dịch có nhiều lỗi nghiêm trọng, thì bản dịch đó sẽ được chỉ ra từng lỗi và chuyển lại cho dịch thuật viên để tiến hành sửa chữa, hoặc nghiêm trọng hơn thế, là thay thế một hay một nhóm dịch thuật viên khác đảm nhận cùng sửa chữa để đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ. Việc hiệu đính sẽ diễn ra hai lần, hiệu đính và tái hiệu đính để giúp việc hiệu đính trở nên khách quan hơn, và tránh trường hợp nhiều lỗi vẫn bị sót.

Như vậy, hiệu đính có thực sự quan trọng hay không? Câu trả lời rất đơn giản, với bất kì một tác phẩm nào khi sáng tác ra, thì bao giờ cũng cần có bước đọc rà soát lại. Nhân viên dịch thuật công chứng sau khi dịch xong đã rà soát một lần, nhưng bản thân họ lại không thể phát hiện ra những lỗi của bản thân, do đó, việc hiệu đính bởi những cá nhân khác là việc rất cần thiết. Ngay cả với những dịch thuật viên gạo cội nhất đi chăng nữa thì đôi khi vẫn có những lỗi nhỏ hay không mong đợi có thể xảy ra vì một nguyên nhân khách quan hay chủ quan nào đó.

Dù khâu hiệu đính sau đấy có phát hiện ra rất ít lỗi thì không đồng nghĩa với việc nó là thừa thãi, mà trái lại, nó thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như tôn trọng độc giả của mình, những người sẽ đón nhận tác phẩm. Không bao giờ công việc chỉnh sửa và rà soát lại có thể bị coi là lãng phí hay không cần thiết cả, dù là với việc sáng tạo bất kì cái gì, chứ không riêng gì dịch thuật. Có như thế, thì công việc mới thành công.

Có thể thấy, một bản dịch đến với độc giả có được chào đón hay không thì một phần có ảnh hưởng to lớn nhất đến chất lượng bản dịch đó chính là khâu sửa chữa và hiệu đính. Sự kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa các khâu là tiền đề và yếu tố tiên quyết tạo ra một bản dịch hoàn chỉnh và đáng hài lòng.

 

Địa chỉ: 43 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0944.555.000 & 0944.555.222

Email: sales@dichthuatabc.com

Website: www.dichthuatabc.com

Bài viết liên quan