Cùng với mức độ phổ biến ngày càng tăng cao của công ty dịch thuật trên toàn thế giới thì chất lượng dịch thuật cũng dần trở thành một vấn đề đáng tranh cãi. Tại Việt Nam, cộng đồng mạng liên tục sôi sục với những bản dịch được coi là “thảm họa dịch thuật”. Họ đổ lỗi cho dịch thuật viên là những người thiếu năng lực và là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ cái “thảm họa” này. Tuy nhiên, vấn đề đáng đặt ra là liệu dịch thuật viên có phải là người duy nhất cần bị lên án hay không?
Dịch thuật viên có phải người duy nhất chịu chỉ trích?
Với những người ngoài cuộc, hay nói chính xác hơn là độc giả, khi học đọc một tác phẩm bản dịch, họ chỉ quan tâm đến việc bản dịch đó do ai dịch, và nếu có sai sót gì trong bản dịch, thì người duy nhất họ trách móc và đay nghiến chính là dịch giả, bởi theo như họ biết thì bản dịch là do dịch giả dịch, chứ còn ai vào đây nữa, không trách họ, chẳng lẽ trách ông trời?
Tuy nhiên, với những người trong nghề, những chuyên gia, họ hiểu rằng dich thuat cong chung chỉ là một phần rất nhỏ trong cả một quy trình từ phân tích tài liệu đến hiệu đính, biên tập,... Và tất nhiên, dịch thuật viên cũng chỉ là một thành phần trong cả đội ngũ đảm nhiệm dự án đó, dù cho là một người nắm vai trò chủ chốt. Bởi thông thường, với một quy trình dịch thuật chung, thì bao giờ cũng là bước phân tích tài liệu cần dịch, rồi những thuật ngữ trong tài liệu, rồi phân công dịch thuật viên phù hợp để dịch tài liệu đó, xong thì hiệu đính, chỉnh sửa, kiểm duyệt. Với những tác phẩm xuất bản, thì còn có cả một đội ngũ biên tập viên đảm nhận việc biên soạn, chỉnh sửa bản dịch trước khi công bố tác phẩm đó.
Do đó, nếu có lỗi nào về sai sót trong bản dịch, thì không riêng gì chỉ có dịch thuật viên là có lỗi, mà hơn thế, cả quy trình dịch thuật, cả đội ngũ đảm nhiệm cái quy trình ấy, đều phải đồng chịu trách nhiệm. Nếu ngay từ ban đầu việc phân công dịch thuật viên không đúng và phù hợp với chuyên môn thì chắc chắn bản dịch chất lượng sẽ rất kém. Hay nếu như phân công đúng chuyên môn nhưng vì lí do gì đó mà sai sót vẫn xảy ra, thì vẫn luôn còn khâu kiểm duyệt cuối cùng để kiểm tra chặt chẽ lần nữa trước khi hoàn thiện bản dịch.
Nếu khâu kiểm duyệt này do những người thiếu chuyên môn, thiếu năng lực về ngôn ngữ hay thiếu tâm đức, trách nhiệm, thì việc không nhận ra được sai sót, hay nhận ra sai sót mà bỏ qua là điều có khả năng xảy ra, dù đó là việc không mấy ai có thể chấp nhận và tha thứ được.
Thế mới nói, công việc gì thành công cũng là sự kết hợp của nhiều cá nhân, nhiều yếu tố. Nếu quy trình chung gặp trục trặc tại đâu, thì cần chỉnh sửa ngay chỗ đó. Có như vậy mới đảm bảo kết quả cuối cùng hoàn hảo. Riêng về dịch thuật, cả đội ngũ dịch thuật cần phải nhận trách nhiệm của mình, phải hiểu rằng mình cũng là một trong những nguyên nhân, dù trực tiếp hay gián tiếp, dẫn đến “hạt sạn” hay “thảm họa” trong dịch thuật. Chỉ khi nhận thức được điều đó, thì họ mới có động lực và nỗ lực cố gắng làm hết khả năng, hết trách nhiệm để đưa đến cho độc giả những bản dịch chất lượng nhất.