Tin tức song ngữ

Lương thực hay năng lượng

11
01/2016

Người đăng: Hoa Đỗ
Danh mục: Tin tức song ngữ

The world's food system may be about to go into crisis, and the U.S. government's energy policy may be partly to blame.

Hệ thống sản xuất lương thực của thế giới có thể sắp rơi vào khủng hoảng, và chính sách năng lượng của chính phủ Mỹ có thể là thủ phạm phần nào gây nên tình trạng này.

If people can't eat, they can't do much else. One of the great achievements of the past century has been the enormous expansion of food production, which has virtually eliminated starvation in advanced countries and has made huge gains against it in poor countries.

Người ta không được ăn thì cũng không làm được. Một trong những thành tựu vĩ đại của thế kỷ trước chính là sự phát triển như vũ bão của ngành sản xuất lương thực thực phẩm, một ngành đã góp phần gần như vĩnh viễn xóa bỏ cái đói ở những nước phát triển và đẩy lùi đáng kể nạn đói ở các nước nghèo.

Since 1961 world population has increased 112 percent; meanwhile, global production is up 164 percent for grains and almost 700 percent for meats.

Kể từ năm 1961 cho đến nay, dân số thế giới đã tăng 112%; trong khi sản xuất lương thực toàn cầu tăng 164% và thực phẩm tăng gần 700%.

We owe this mainly to better seed varieties, more fertilizer, more mechanization and better farm practices. Food in most developed countries is so plentiful and inexpensive that obesity—partly caused by overeating—is a major social problem.

Chúng ta có được thành công này chủ yếu là nhờ có các giống cây trồng vật nuôi tốt hơn, có nhiều phân bón hơn, sử dụng cơ giới hóa nhiều hơn và có các biện pháp canh tác, chăn nuôi tốt hơn. Ở đa số các nước phát triển, lương thực thực phẩm dồi dào và rẻ đến mức bệnh béo phì – một chứng bệnh có lý do một phần là ăn uống quá nhiều gây nên – đã trở thành một vấn đề xã hội lớn.

food or fuel.jpeg

But the world food system may now be undergoing a radical break with this past. "The end of cheap food" is how the Economist magazine recently described it.

Thế nhưng giờ đây hệ thống sản xuất lương thực toàn cầu có thể đang phải trải qua một thời kỳ khác hẳn với những gì đã diễn ra trong quá khứ. "Dấu chấm hết đối với thực phẩm giá rẻ" là cách gọi mà tạp chí Economist dùng gần đây khi bàn về vấn đề này.

During the past year prices of basic grains (wheat, corn) and oilseeds (soybeans) have soared. Corn, which had been selling at about $2 a bushel, is now more than $3; wheat, which had been averaging $3 to $4 a bushel, has recently hovered around $9.

Trong một năm qua, giá của hầu hết các loại ngũ cốc chính (như lúa mì, ngô) và các loại hạt dùng để sản xuất dầu ăn (như đậu nành) đã tăng vọt. Giá ngô trước kia chỉ có 2 đô/bao (bao = 36 kg) giờ đây đã lên trên 3 đô; lúa mì trước kia có giá trung bình chỉ từ 3-4 đô/bao gần đây đã gần dao động ở ngưỡng 9 đô/bao.

Because feed grains are a major cost in meat, dairy and poultry production, retail prices have also risen. In the United States dairy prices are up 13 percent in 2007; egg prices have risen 42 percent in the past year. Other countries are also experiencing increases.

Vì giá thức ăn ngũ cốc luôn là một yếu tố chính cấu thành giá thành thực phẩm nên giá bán lẻ các sản phẩm sữa và gia cầm cũng đã tăng. Ở Mỹ, giá sữa trong năm 2007 đã tăng 13%, còn giá trứng tăng 42%. Các nước khác cũng đang phải trải qua những cơn bão tăng giá.

Higher grocery prices obviously make it harder to achieve economic growth and low inflation simultaneously. But if higher food prices encouraged better eating habits, they might actually have some benefits in richer societies. The truly grave consequences involve poor countries, where higher prices threaten more hunger and malnutrition.

Giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng cao đã khiến mục tiêu vừa tăng trưởng kinh tế vừa kiềm chế được lạm phát trở nên khó khăn hơn. Nhưng nếu lương thực thực phẩm tăng giá mà khuyến khích được những thói quen ăn uống tốt hơn thì vẫn còn có thể đem lại những lợi ích nhất định ở các nước giàu. Còn với những nước nghèo, nơi giá cả tăng luôn đe dọa kéo theo sự gia tăng của nghèo đói và suy dinh dưỡng thì hậu quả mới thực là ghê gớm.

To be sure, some farmers in these countries benefit from higher prices. But many poor countries—including most in sub-Saharan Africa—are net grain importers, says the International Food Policy Research Institute, a Washington-based think tank.

Có một điều chắc chắn là, một số nông dân ở các nước nghèo vẫn sẽ được hưởng lợi từ việc tăng giá. Thế nhưng thực tế là nhiều quốc gia nghèo đói – trong đó có các nước tiểu vùng Sahara – vốn là những nước nhập khẩu lương thực ròng, đó là những gì Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực, một cơ quan tư vấn chính sách chiến lược có trụ sở ở Washington cho biết.

In some of these countries the poorest of the poor spend 70 percent or more of their budgets on food. About a third of the population of sub-Saharan Africa is undernourished, according to the Food and Agriculture Organization of the United Nations. That proportion has barely changed since the early 1990s. High food prices make gains harder.

Ở nhiều quốc gia trong số này, những người nghèo nhất trong số dân nghèo thường phải chi đến 70% hầu bao của mình cho cái miệng. Tổ chức Nông Lương LHQ cho biết, khoảng 1/3 dân số ở khu vực châu Phi, tiểu vùng Sahara bị thiếu ăn trầm trọng. Con số này vẫn không có sự cải thiện nào suốt từ đầu thập niên 90 đến nay.Giá lương thực tăng cao càng làm cho việc đạt được những tiến bộ trở nên khó khăn hơn.

What's disturbing is that the present run-up doesn't seem to be temporary. Of course, farming is always hostage to Mother Nature, and drought in Australia has cut the wheat harvest and contributed to higher worldwide prices. But the larger causes lie elsewhere.

Điều đáng ngại là ở chổ cơn bão giá hiện nay không có vẻ gì là nhất thời cả. Đương nhiên, làm nghề nông thì kiểu gì cũng phải trông ở Trời, và vì thế mới có chuyện nạn hạn hán ở Úc gây thất bát mùa lúa mì và góp phần đẩy giá lương thực trên thế giới lên cao hơn. Song nguyên nhân lớn hơn phải nằm ở đâu đó.

One is growing prosperity in China, India, other Asian countries and Latin America. As people become richer, they improve their diets by eating more protein in the form of meat and dairy products.

Một trong số đó là sự ăn lên làm ra của Trung Quốc, Ấn Độ, các quốc gia châu Á khác và khu vực Mỹ Latinh. Khi người ta có bát ăn bát để, người ta thường cải thiện chế độ ăn uống bằng việc ăn nhiều protein hơn dưới dạng thịt và các sản phẩm từ sữa.

The demand for animal feed grains rises. This has been going on for years and, until recently, was met by the steady gains in agricultural output from improved technology and management.

Nhu cầu về thức ăn gia súc vì thế mà cũng tăng. Điều này đã diễn ra trong nhiều năm qua và mãi cho đến gần đây mới được giải quyết nhờ có mức tăng trưởng liên tục về sản lượng lương thực, có được là do những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật và quản lý.

It's the extra demand for grains to make biofuels, spurred heavily in the United States by government tax subsidies and fuel mandates, that has pushed prices dramatically higher.

Nguyên nhân còn nằm ở nhu cầu phát sinh về ngũ cốc dùng cho sản xuất nhiên liệu sinh học, một nhu cầu được khuyến khích cao ở Mỹ nhờ những trợ cấp về thuế của chính phủ và đòi hỏi thực tiễn về nhiên liệu, và chính vì vậy càng làm cho giá cả tăng cao chóng mặt hơn.

The Economist rightly calls these U.S. government subsidies "reckless." Since 2000 the share of the U.S. corn crop devoted to ethanol production has increased from about 6 percent to about 25 percent—and is still headed up.

Quả là không sai khi tờ Economist gọi những trợ cấp về thuế của chính phủ Mỹ là "liều mạng". Kể từ năm 2000 đến nay, tỷ lệ ngô được dùng vào việc sản xuất ethanol ở Mỹ đã tăng từ 6% lên đến khoảng 25% – và có thể vẫn tiếp tục tăng.

Farmers benefit from higher prices. Up to a point, investors in ethanol refineries also gain from the mandated use of their output (though high corn prices have eroded or eliminated their profits). But who else wins is unclear.

Đương nhiên là nông dân được hưởng lợi từ giá cao. Trên một góc độ nào đó thì các nhà đầu tư vào các nhà máy sản xuất ethnol cũng kiếm chác được (tuy giá ngô đầu vào cao đã làm giảm hay mất cả lợi nhuận của họ) từ việc người ta cực chẳng đã phải dùng sản phẩm của các nhà máy này. Thế nhưng chưa biết ai được, ai mất.

Although global biofuel production has tripled since 2000, it still accounts for less than 3 percent of worldwide transportation fuel, reports the U.S. Agriculture Department.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, mặc dù kể từ năm 2000 đến nay sản lượng nhiên liệu sinh học toàn cầu đã tăng gấp ba lần, nhưng vẫn chỉ chiếm chưa đầy 3% mức nhiên liệu trên thế giới dùng cho giao thông vận tải.

Even if all U.S. corn were diverted into ethanol, it would replace only about 12 percent of U.S. transportation fuel (and less of total oil use), according to one study.

Còn theo một nghiên cứu thì ngay cả khi giả sử toàn bộ lượng ngô của Mỹ được biến thành ethanol, lượng nhiên liệu này cũng chỉ có thể thay thế được khoảng 12% lượng nhiên liệu dùng trong giao thông vận tải ở Mỹ (và đương nhiên là ít hơn tổng mức sử dụng).

Biofuels became politically fashionable because they combined benefits for farmers with popular causes: increasing energy "security," curbing global warming. Unfortunately, the marriage is contrived. Not only are fuel savings meager, so are the environmental benefits.

Nhiên liệu sinh học đã trở thành một chủ đề chính trị hấp dẫn vì nó kết hợp được lợi ích của nông dân với những vấn đề lớn khác: tăng cường 'an ninh' năng lượng, giảm ấm nóng toàn cầu. Rủi thay, vụ hôn phối này lại không tự nhiên. Không chỉ vì nó đem lại mức tiết kiệm nhiên liệu quá èo uột mà lợi ích đối với môi trường cũng chẳng đáng là bao.

Substituting corn-based ethanol for gasoline results in little reduction in greenhouse gases. Indeed, the demand for biofuels encourages deforestation in developing countries; the New York Times recently reported the clearing of Indonesian forests to increase palm oil production for biofuel. Forests absorb carbon dioxide, a greenhouse gas.

Việc dùng ethanol sản xuất từ ngô thay thế cho xăng chẳng góp phần giảm lượng khí thải nhà kính bao nhiêu. Trên thực tế, nhu cầu sử dụng nhiên liệu sinh học đã tiếp tay cho nạn phá rừng ở các nước đang phát triển; tờ New York Times gần đây đã đăng tải vấn đề phá rừng ở Indonesia để tăng cường sản xuất dầu cọ dùng làm nhiên liệu sinh học. Rừng có tác dụng hấp thụ khí CO2, một loại khí gây hiệu ứng nhà kính.

This is not a case of unintended consequences. A new generation of "cellulosic" fuels (made from grasses, crop residue or wood chips) might deliver benefits, but the adverse effects of corn-based ethanol were widely anticipated.

Đây rõ ràng không phải là một trường hợp không cố ý gây hậu quả. Thế hệ nhiên liệu 'có nguồn gốc xenlulô' mới (được sản xuất từ cỏ, rơm rạ hay gỗ vụn) rất có thể đưa lại những lợi ích, thế nhưng những tác động nguy hiểm của loại ethanol được sản xuất từ ngô thì ai cũng nhìn thấy trước.

Government subsidies reflect the careless and cynical manipulation of worthy public goals for selfish ends. That the new farm bill may expand the ethanol mandates confirms an old lesson: having embraced a giveaway, politicians cannot stop it, no matter how dubious it is.

Sự bao cấp của chính phủ Mỹ trong trường hợp này phản ánh sự tùy tiện và vô trách nhiệm trong việc biến các mục tiêu cao cả của cộng đồng thành những mục đích riêng tư ích kỷ. Cái cớ rằng một đạo luật mới về nông nghiệp có thể càng làm gia tăng tính cấp thiết của việc phải sử dụng ethanol chỉ góp phần khẳng định lại một bài học cũ: há miệng mắc quai. Giới chính trị gia đã không thể dừng lại được, cho dù con đường họ đang đi hết sức mù mờ.


 


Công ty dịch thuật ABC - Mang đến cho bạn giải pháp dịch thuật chuyên nghiệp

Địa chỉ: 43 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0944.555.000 & 0944.555.222

Email: sales@dichthuatabc.com

Website: www.dichthuatabc.com

Bài viết liên quan