Tin tức dịch thuật

Nguyên tắc cơ bản của phiên dịch nối tiếp

15
11/2015

Người đăng: Hoa Đỗ

Phiên dịch nối tiếp là loại hình phiên dịch mà phiên dịch viên sẽ bắt đầu quá trình phiên dịch ngay sau khi diễn giả vừa kết thúc một câu, một ý hay một phần nói. Để có thể trở thành một phiên dịch viên nối tiếp thành công, thì phiên dịch viên cần phải tuân thủ từng nguyên tắc cơ bản trong quá trình phiên dịch.

Quy trình tiến hành phiên dịch nối tiếp có thể được chia làm 4 giai đoạn cơ bản, bao gồm: nghe hiểu, phân tích, ghi nhớ, và cuối cùng là phiên dịch.

Nguyên tắc cơ bản của phiên dịch nối tiếp

1. Nghe hiểu

Đây là bước đầu tiên được tiến hành trước khi bắt đầu dịch vụ phiên dịch. Trong quá trình nghe hiểu thông điệp thì phiên dịch viên cần phải tập trung vào ý chứ không phải từng từ ngữ riêng lẻ. Do đó, phiên dịch viên cần phải am hiểu về ngữ pháp, cú pháp và ý nghĩa lời nói.

Phiên dịch viên cần phải nghe một cách chủ động

Nếu phiên dịch viên không may bỏ sót một ý trong phần phát biểu gốc của diễn ra do không tập trung hay không nghe rõ, thì phiên dịch viên cần hỏi lại diễn giả hay yêu cầu diễn giả nhắc lại chứ không thể bỏ qua không dịch hay tự bịa phần dịch để che giấu đi những thiếu sót của mình. Tuy nhiên, để tránh những rắc rối có thể xảy ra thì phiên dịch viên nên lắng nghe thông điệp một cách tập trung, liên tục và chủ động chứ không phải chỉ nghe từng từ đơn lẻ.

2. Phân tích

Bước đầu tiên trong khâu phân tích chính là phân tích thể loại của phát ngôn bởi phát ngôn thì bao gồm nhiều loại và mỗi loại lại đòi hỏi sự phản xạ và phiên dịch khác nhau. Ví dụ như một phát ngôn với các phần rất logic với nhau nhưng không có lập luận rõ ràng sẽ yêu cầu phiên dịch viên phải thật thận trọng khi phiên dịch và phải sắp xếp lại các lập luận cho thật rõ ràng.

Phân tích thông điệp

Điều thứ hai cần phải chú tâm chính là xác định được đâu là ý chính và đâu là ý phụ. Điều này cực kì quan trọng bởi nó giúp phiên dịch viên có thể tập trung, ghi nhớ và phiên dịch chính xác hơn, đầy đủ hơn.

Đặc biệt việc phân tích yếu tố này còn cực kì có lợi trong những ngữ cảnh hạn chế về mặt thời gian hay người nói diễn đạt quá dài dòng bởi phiên dịch viên sẽ cần phải lược bỏ một vài thông tin nhỏ thiếu quan trọng và chỉ dịch những thông tin chính dù vẫn phải đảm bảo được sự logic, liền mạch và liên kết giữa các thông tin.

Xem thêm: Ghi chép hiệu quả trong phiên dịch nối tiếp

Do đó, nếu như không thể phân biệt được ý chính với ý phụ thì phiên dịch viên sẽ rất dễ dàng dịch lỗi hay thiếu sót.

3. Ghi nhớ

Khi cố gắng ghi nhớ một thông điệp, thì phiên dịch viên nên mường tượng lại thông điệp và tự tưởng tượng trong đầu về một cây thông tin liên quan đến nhau. Điều này giúp phiên dịch viên ghi nhớ tốt hơn. Bên cạnh đó, việc tập trung phần mở đầu của bài nói cũng sẽ giúp phiên dịch viên đi đúng hướng và truyền đạt trôi chảy hơn.

4. Phiên dịch thông điệp

Khi truyền tải lại thông điệp của diễn giả, phiên dịch viên cần phải nắm vững những nguyên tắc cơ bản để có thể thể hiện tốt hơn. Trong trường hợp phiên dịch viên phải đứng trước khán giả, thì giao tiếp bằng mắt với khán giả là rất cần thiết. Ngoài ra, phần nói cũng cần rõ ràng, trôi chảy, biết dừng nghỉ đúng lúc như diễn giả để nhấn mạnh thông điệp và tạo nhịp điệu tốt cho phần dịch. Những điều này thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp và tự tin. Hơn thế, phiên dịch viên cần phải bắt đầu dịch ngay khi diễn giả vừa ngừng lại chứ không thể để cả diễn giả và người nghe phải chờ đợi mình. Thời gian dịch cũng không nên quá lâu, thường là bằng ⅔ hoặc ¾ thời gian nói của diễn giả.


Địa chỉ: 43 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0944.555.000 & 0944.555.222

Email: sales@dichthuatabc.com

Website: www.dichthuatabc.com

Bài viết liên quan