Tin tức dịch thuật

Những ai không cần dịch thuật?

24
10/2015

Người đăng: Hoa Đỗ

Dịch thuật - hai chữ đó chắc hẳn không còn xa lạ gì với chúng ta. Lĩnh vực dịch thuật đang ngày càng phổ biến và đạt được những bước tiến đáng kể trong phạm vi toàn cầu. Từ các cá nhân, tổ chức đến cả chính phủ cũng phải trông chờ vào dịch thuật để có thể thiết lập quan hệ với đối tác nước ngoài. Tuy vậy, những thắc mắc liên quan đến tầm quan trọng của dịch thuật thì vẫn tồn tại. Một trong số đó là câu hỏi liệu dịch thuật có phải ai cũng cần không hay nói cách khác, những ai trên thế giới này thì không cần đến nó?

1. Chỉ di chuyển trong “vùng an toàn”

“Vùng an toàn” được hiểu là nơi thân thuộc với bản thân. Những người không giao tiếp với thế giới bên ngoài, hay nói cách khác là những người chưa từng và cũng không hề có ý định đến một nơi nào đó vượt qua biên giới quốc gia nơi mình sinh ra và lớn lên thì hẳn sẽ không cần đến dịch thuật. Bởi đơn giản, khi sống trong sự an toàn, nhẹ nhàng, có phần lãnh đạm của một cuộc sống đơn điệu và quen thuộc vốn có trong nước, nơi mọi người đều nói chung một thứ ngôn ngữ, thì việc cần thiết một biên dịch viên hay phiên dịch viên là quá thừa thãi. Dịch thuật viên được coi là sứ giả ngôn ngữ, gắn kết mọi ngôn ngữ trên Trái Đất và mọi người trên thế giới với nhau. Loài người vốn là loài có tham vọng và không bao giờ hài lòng với những gì mình có. Con người luôn khao khát được bước ra ngoài “vùng an toàn”, “vùng thoải mái” của chính bản thân mình để có thể khám phá những điều mới mẻ đang chờ đón họ ngoài kia, hay cũng chính là tự thách thức và chiến thắng bản thân. Họ muốn giao tiếp với những người khác biệt mình, muốn được ngắm nhìn những thứ lạ lẫm, đặc sắc mà trước giờ mình chưa thấy. Khao khát đi du lịch đến vùng trời mới luôn ẩn chứa trong mỗi con người, bởi đó chính là bản chất của loài người. Do đó, những người không thích giao tiếp với thế giới bên ngoài, hay những người không cần đến dịch thuật hẳn không phải số đông.

những ai không cần dịch thuật.png

Khám phá và chinh phục bản thân là bản chất của con người

2. Không muốn làm giàu

Trong thời đại hội nhập quốc tế cùng với nền kinh tế mở, mọi người đều có tham vọng vươn ra thị trường thế giới để phát triển công việc kinh doanh của mình. So với việc hợp tác làm ăn với các công ty trong nước thì việc hợp tác với công ty nước ngoài và công ty quốc tế không khác nào một món hời lớn, có thể khiến công việc làm ăn của bạn tăng lên gấp trăm nghìn lần và giúp bạn giàu có lên nhanh chóng. Bởi thế mà không ai không muốn mở rộng việc kinh doanh của mình ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia. Mà một khi đã giao thiệp với người nước ngoài, thì cản trở ngôn ngữ là điều không tránh khỏi. Khi đó, việc xuất hiện các dịch thuật viên là điều hiển nhiên. Nói cách khác, nếu bạn chỉ muốn có một công việc làng nhàng, ổn định trong nước và không hề có ý định phát triển sự nghiệp hơn nữa thì phạm vi trong nước sẽ là phạm vi an toàn với bạn. Tuy nhiên, cũng bởi ước mơ, hoài bão của loài người luôn to lớn và vĩ đại, cho nên, việc hài lòng với công việc bình thường không cần triển vọng hẳn chỉ là những suy nghĩ của một người không có tham vọng. Thử hỏi, khi có cơ hội và triển vọng được làm việc ở nước ngoài, hay được hợp tác với một công ty lớn trên thế giới, liệu có ai dễ dàng bỏ qua?

những ai không cần dịch thuật 1.jpg

Con người không bao giờ muốn bỏ qua cơ hội phát triển

3. Không có nhu cầu mở mang tri thức

Tri thức nhân loại có thể nói là vô cùng vô tận. Nguồn tri thức trong một quốc gia chỉ có thể coi như một hòn đảo nhỏ giữa đại dương mênh mông. Nếu con người tự hài lòng với những kiến thức mình đã biết, như “ếch ngồi đáy giếng” thì họ sẽ không còn có tham vọng khám phá nguồn tri thức nhân loại mới mẻ khác. Tuy nhiên, như vẫn thấy trên thị trường ngày nay, chỉ riêng ở Việt Nam, các loại sách báo được dịch thuật từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt áp đảo hẳn những tác phẩm được sáng tác trong nước, chưa kể đến nhân loại thế giới phát triển rất nhanh mà Việt Nam cần phải học tập theo. Do đó, nếu chỉ muốn sống như “thổ dân” của thời xưa, không cần biết đến những thứ xung quanh, sống tách biệt với thế giới, an toàn trong hòn đảo tự tạo của bản thân, thì cũng không cần thiết phải quan tâm và tìm hiểu đến dịch thuật.

ai không cần dịch thuật.jpg

Con người luôn khát khao chạm đến đáy tri thức nhân loại

4. Quốc gia tự cung tự cấp

Đơn giản thôi, một quốc gia tự cung tự cấp tức là một quốc gia đóng cửa hoàn toàn, không giao thiệp với các nước bên ngoài. Họ chỉ biết mỗi mình mình, cùng giao tiếp với những người như mình bằng một thứ ngôn ngữ thì chắc chắn sẽ không cần đến những sứ giả ngôn ngữ này. Tuy nhiên, điều này xét trong bối cảnh hiện nay thì chẳng khác nào không tưởng. Bởi thời đại hội nhập quốc tế khiến các quốc gia luôn muốn thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện với các nước khác nhằm thu lợi ích cho mình. Nếu chỉ có một mình mình, thì việc phát triển là cực kì khó khăn và thách thức. Do đó, chỉ có cùng nhau thì mới có thể cùng tiến bộ. Dịch thuật do đó mà trở thành thiết yếu trong giai đoạn hiện nay. Không có một quốc gia nào là không cần dịch thuật cả.

Xem thêm: Dich vu phien dich

ai không cần dịch thuật1.jpg

Hợp tác quốc tế là điều kiện thiết yếu để phát triển

Như vậy, có thể thấy, dich vu dich thuat dù rất quan trọng trong xã hội ngày nay, nhưng vẫn có những con người không cần đến dịch thuật. Tuy nhiên, xã hội luôn phát triển, con người cũng luôn phát triển và nhu cầu của con người thì không hề có giới hạn, nên việc không cần dịch thuật như trong những trường hợp ở trên có vẻ như chỉ là giả tưởng về một thế giới không thật mà thôi.

 

Địa chỉ: 43 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0944.555.000 & 0944.555.222

Email: sales@dichthuatabc.com

Website: www.dichthuatabc.com

Bài viết liên quan