Tin tức dịch thuật

Có đáng để chỉ trích dịch thuật viên?

27
10/2015

Người đăng: Hoa Đỗ

Dịch thuật vốn là một ngành hot trong giai đoạn hiện nay. Dịch thuật đã và đang mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho dịch thuật viên, nhưng bên cạnh đó, họ cũng phải đối mặt với rất nhiều áp lực, chính là “búa rìu” dư luận từ nhiều phía. Tuy nhiên, dù là với lí do gì dẫn đến sự phẫn nộ từ phía độc giả đi chăng nữa, thì liệu dịch thuật viên có thực sự đáng bị chỉ trích như thế?

có đáng chỉ trích dịch thuật viên.png

Dịch thuật viên có đáng bị chỉ trích như vậy?

Với mỗi một hạt sạn trong bản dịch, hay chính là những sai khác của bản dịch so với tác phẩm gốc, dù chỉ là những lỗi nhỏ có thể bỏ qua hay những lỗi “tày đình” làm sai lệch ý đồ tác giả, dịch thuật viên luôn là những người chịu đựng “gạch đá” nhiều nhất. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi đó thực sự là lỗi của họ. Dịch sai, có thể là do thiếu am hiểu, thiếu kiến thức, thiếu tìm tòi về tác phẩm, hay khả năng ngôn ngữ và cảm thụ tác phẩm còn yếu kém, đều là những thiếu sót của dịch thuật viên, và thiếu sót thì nên bị lên án. Bởi một khi đã vào nghề thì phiên dịch viên cần phải luôn trau dồi kiến thức, vốn ngôn ngữ, cũng như đảm nhận dịch những văn bản phù hợp với chuyên môn của mình, đó chính là đạo đức, là uy tín của dịch thuật viên.

Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại, dịch sai bị chỉ trích là điều dễ hiểu, nhưng liệu đó có hoàn toàn là lỗi của họ hay không thì cũng cần phải xem xét lại. Nếu độc giả chịu quan sát và suy nghĩ với thái độ khoan dung hơn dành cho các dịch thuật viên, thì họ sẽ nhận ra những lỗ hổng trong dịch thuật một phần nảy sinh từ những yếu tố khách quan.

Khó được đào tạo bài bản

Đầu tiên phải kế đến tình hình giáo dục của nước ta hiện nay trong lĩnh vực dịch thuật. Dịch thuật được coi là một ngành nghề riêng biệt, nhưng tất nhiên, trong các trường đại học, không hề có ngành nghề nào được gọi là ngành nghề biên phiên dịch, nói cách khác, không có ngành nghề nào chỉ đào tạo riêng dịch thuật, hay chỉ có những môn học nghiệp vụ dạy duy nhất mình dịch thuật. Có chăng chỉ cùng lắm là 2-4 môn học kéo dài trong mấy tháng, và đào tạo thì không mấy bài bản, cũng không được va chạm thực tế. Người ta vẫn nói nhà trường chỉ dạy ta 1%, còn 99% còn lại ta phải tự khám phá trong trường đời. Như vậy, các dịch thuật viên, đặc biệt là những dịch thuật viên khi mới vào nghề, chưa hề có kinh nghiệm va chạm, thì họ sẽ dễ dàng mắc phải sai lầm. Và rồi chính họ nếu muốn sẽ phải tự nghiên cứu ngoài, học tập ngoài để nâng cao kĩ năng và trình độ chứ không thể chỉ trông chờ vào vốn lí thuyết cỏn con được dạy trong ghế nhà trường. Thiết nghĩ, chỉ riêng mặt này thôi cũng đủ để dành tặng cho dịch thuật viên cái nhìn bao dung hơn.

chỉ trích dịch thuật viên.jpg

Dịch thuật viên thường không được đào tạo bài bản

Khó chuyên môn hóa

Dù vẫn biết dịch thuật viên nếu không đủ kiến thức trong mảng dịch thuật này thì không nên nhận, hay nói cách khác là chỉ nên đảm nhận dịch thuật một cách “chuyên môn hóa”, nhưng đội ngũ dịch thuật của nước ta còn rất khan hiếm. Nếu phân loại từng dịch thuật viên thì có thể đảm bảo được chất lượng bản dịch, nhưng lại không đảm bảo bao quát được hết các nội dung, vì phần lớn các dịch thuật viên đều có kiến thức về kinh tế, văn hóa,... những lĩnh vực phổ thông, chứ ít ai dịch được các văn bản về tôn giáo, chính trị hay những văn bản phức tạp như vậy. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu tiến hành chuyên môn hóa, thì vấn đề gặp ra sẽ là có mảng thì rất đông nhân lực, còn có mảng thì lại chẳng có ai. Hay đơn cử là dịch thuật viên Việt Nam thường dịch thuật Anh - Việt rất tốt, nhưng mấy ai dịch được Việt - Anh suôn sẻ? Ấy vậy mà một dịch thuật viên vẫn thường đảm nhậm dịch Anh - Việt, Việt - Anh tràn lan. Có chăng là do nhu cầu dịch thuật thì quá nhiều trong khi đội ngũ lại không thể đáp ứng được.

chỉ trích dịch thuật viên 1.jpg

Chuyên môn hóa đội ngũ dịch thuật cũng gặp nhiều khó khăn

Tóm lại, nhất trí rằng “Tiên trách kỉ, hậu trách nhân”, dịch thuật viên đã sai thì phải tự soi mình đầu tiên chứ không thể lấy những lí do khác bao biện cho lỗi lầm của bản thân, bởi dù gì đì nữa, yếu tố khách quan không đồng nghĩa với yếu tố “bất khả kháng”, con người không thể lệ thuộc vào môi trường, mà chính mình phải nắm thế chủ động, tự giữ danh tiếng, uy tín của bản thân bằng cách nâng cao kĩ năng chuyên mông cũng như kiến thức ngành chuyên sâu và chỉ dịch những thứ chắc chắn mình dịch được và dịch hay. Có như thế thì những “tai nạn nghề nghiệp” mới giảm thiểu được. Còn về phía độc giả, có lẽ nên tạo điều kiện hơn cho đội ngũ dịch thuật nước nhà, có những ý kiến phản hồi tích cực, mang tính xây dựng để dịch thuật viên học hỏi, rút kinh nghiệm, chứ không nên chỉ chăm chăm chỉ trích một cách tiêu cực. Chỉ như thế mới giúp nền dịch thuật nước nhà phát triển.

Xem thêm tại: Bí quyết để trở thành biên dịch viên tự do thành công


Địa chỉ: 43 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0944.555.000 & 0944.555.222

Email: sales@dichthuatabc.com

Website: www.dichthuatabc.com

Bài viết liên quan