Tin tức dịch thuật

Tai hại chết người của lỗi dịch thuật trong ngoại giao

02
10/2015

Người đăng: Hoa Đỗ

Phiên dịch luôn được coi là một nghề khó và đầy thách thức. Với việc phải nghe người nói một ngôn ngữ này trong một lần và dịch ngay lập tức sang ngôn ngữ khác, nhiều phiên dịch viên thiếu năng lực và kinh nghiệm thường “biến tấu” đoạn ngôn ngữ gốc sang một ý nghĩa hoàn toàn khác, dẫn đến những lỗi sai ngớ ngẩn trong dịch thuật. Tuy nhiên, trong khi nhiều lỗi sai không ảnh hưởng quá nhiều về mặt ý tưởng thì có những lỗi sai lại không thể chấp nhận được. Đặc biệt, trong quan hệ ngoại giao và đàm phán quốc tế thì việc mắc sai lầm trong dịch thuật là điều không thể chấp nhận bởi nó có thể ảnh hưởng nặng nề đến mối quan hệ quốc tế của các quốc gia. Vậy nhưng, trên thực tế, việc nhầm lẫn trong phiên dịch quốc tế không phải là hiếm. Dưới đây là một số tai hại nghiêm trọng trong lỗi phiên dịch đã đem lại không ít phiền toái cho các quốc gia trên bàn quốc tế:

“Ham muốn thể xác” người Ba Lan của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter

Tất nhiên, cái “ham muốn thể xác này” chỉ là phiên bản “hư cấu” của phiên dịch viên của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter. Vị tổng thống thứ 39 này của Mỹ luôn được đánh giá là người biết cách thu hút sự chú ý và có tài ăn nói, ngoại giao. Vào năm 1977, trong một chuyến thăm Ba Lan, ông đã phát biểu rằng: “I wanted to learn about the Polish people’s desires for the future” (Tạm dịch: Tôi muốn tìm hiểu mong muốn của người dân Ba Lan về tương lai). Thế nhưng, tai hại thay, phiên dịch viên Steven Seymour của ông lại chuyển thể hoàn toàn câu nói đầy thiện chí này thành “I desire the Polish carnally” (Tạm dịch: Tôi có ham muốn thể xác với người Ba Lan).

Tổng thống Mỹ với “ham muốn thể xác” người dân Ba Lan

Chưa dừng lại ở đó, người phiên dịch này còn chuyển câu nói “I left the United States this morning” (Tạm dịch: Tôi rời nước Mỹ sáng nay) thành “I left the United States, never to return” (Tạm dịch: Tôi đã rời nước Mỹ và không bao giờ quay trở lại.) Khỏi phải nói, sau chuyến đi này, vị tổng thống Mỹ trong mắt người dân Ba Lan không khác gì trò cười.

“Đòi hỏi” trong đàm phán

Đây có thể được coi là một sai lầm nghiêm trọng trên bàn đàm phán quốc tế. Trong tiếng Pháp, từ “demander” có nghĩa là “hỏi” hoặc “đề nghị”. Tuy nhiên, do khá giống với từ “demand” (đòi hỏi) trong tiếng Anh nên phiên dịch viên Nhà Trắng đã dịch câu nói: “le gouvernement français demande” thành “Chính phủ Pháp đòi hỏi”. Và tất nhiên, ý nghĩa của câu nói trở nên tiêu cực hơn rất nhiều khi một bên trên bàn đám phán có ý muốn đòi hỏi, yêu sách. Tổng thống Mỹ Andrew Jackson khi ấy đã phản ứng kịch liệt trước việc này. Rất may sau đó lỗi này được sửa kịp thời nên cuộc đàm phán vẫn tiếp tục.

“Chúng tôi sẽ chôn vùi các người”

Thủ tướng Nga không hề có ý nghĩ muốn chính tay “chôn vùi” Hoa Kỳ

Một trong những sai lầm tưởng chừng như vô hại trong dịch thuật mà hóa ra lại cực kì nghiêm trọng, chính là lỗi “dịch quá sát nghĩa”. Có lẽ bạn vẫn nghĩ dịch sát nghĩa sẽ chẳng có ảnh hưởng gì về mặt ý nghĩa ngoài việc khiến câu nói không được hợp với văn phong, văn hóa của các nước và không được tự nhiên. Thế nhưng, ví dụ sau đây hẳn sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại. Sự việc này xảy ra vào thời kì cao điểm của chiến tranh lạnh. Khi đó, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga không mấy mặn mà. Do đó, câu nói “chúng tôi sẽ chôn vùi các người” của Thủ tướng Nga Nikita Khrushchev không khác gì một lời đe dọamột ngòi nổ khiến tình hình hai nước càng trở nên căng thẳng hơn. Tuy nhiên, thực tế câu nói này chỉ là lỗi dịch quá sát nghĩa của phiên dịch viên khi dịch câu “We will live to see you buried” tức chúng tôi sẽ tồn tại lâu dài hơn các ông thành lời đe dọa sẽ chôn vùi Hoa Kỳ bằng vũ khí nguyên tử.

Xem thêm: Dịch thuật công chứng - Công ty dịch thuật

 

Địa chỉ: 43 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0944.555.000 & 0944.555.222

Email: sales@dichthuatabc.com

Website: www.dichthuatabc.com

Bài viết liên quan